Ông Vũ Hoàng Liên cho rằng, Việt Nam hiện đang là trung tâm đổi mới hấp dẫn khi nguồn vốn toàn cầu tiếp tục đổ vào. Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet Việt Nam là gần 70 triệu người. Trong đại dịch Covid-19, ngày càng nhiều người dùng có xu hướng sử dụng các dịch vụ Internet mới.
Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, giờ đây Internet không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu công việc của một số ít người như những ngày đầu tiên. Thay vì vậy, Internet giờ đây đã đến với mọi người và phục vụ tất cả mọi nhu cầu.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở cộng đồng hơn 100 doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ Internet mà sẽ hướng tới đồng hành cùng nhau mở rộng cộng đồng, đặc biệt là với lực lượng các doanh nghiệp mới, non trẻ, nhỏ và thậm chí cực nhỏ.
“Chúng ta không chỉ đơn thuần coi người sử dụng như một khách hàng mà sẽ cùng nhau tạo nên một hệ sinh thái, môi trường để cùng phát huy hết tiềm năng của từng cá nhân, tổ chức để công cuộc chuyển đổi số của Việt Nam phát triển một cách tích cực và hiệu quả.”, Phó Thủ tướng nói.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ tại sự kiện Ngày Internet Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại Ngày Internet Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Phạm Đức Long cho biết, các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang rất quan tâm đến việc làm thế nào để ứng dụng CNTT nhằm phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh đại dịch.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột chính là chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đều liên quan đến vấn đề dữ liệu. Do đó, chúng ta cần đào sâu về định hướng, giải pháp làm thế nào để khai thác hiệu quả dữ liệu phục vụ phát triển kinh tế.
Các quốc gia khác trên thế giới đã đi rất sớm về việc thành lập hành lang pháp lý cho dữ liệu. Việt Nam cũng đã xác định vai trò của dữ liệu, coi đây là tài nguyên để phát triển kinh tế. Tuy vậy, hành lang pháp lý để quản lý, khai thác, chia sẻ, kinh doanh dữ liệu của nước ta gần như bỏ trống.
Theo Thứ trưởng Phạm Đức Long, CMCN lần thứ 4 là cuộc cách mạng về thể chế. Chuyển đổi số cần thể chế số và dữ liệu cần hành lang pháp lý để hoạt động. Trong năm 2022, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ và Quốc hội để ban hành các hành lang pháp lý cho vấn đề về dữ liệu.
![]() |
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long: Ảnh: Trọng Đạt |
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác dữ liệu hiệu quả, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho rằng, trước hết cần chuyển đổi nhận thức đối với vấn đề dữ liệu.
“Dữ liệu là tài nguyên của đất nước, nhưng 80% tài nguyên dữ liệu lại đang ở nước ngoài. Nhiều người chưa nhận thức được vấn đề này, do vậy cần ý thức rõ tầm quan trọng của dữ liệu để bảo vệ và gìn giữ.”
Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần chung tay xây dựng và phát triển hạ tầng số, trong đó có một hạ tầng quan trọng là hạ tầng dữ liệu. Bộ TT&TT muốn quy hoạch các trung tâm dữ liệu lớn mang tầm khu vực để trở thành hạ tầng cho nền kinh tế số.
Tiếp đến, Thứ trưởng Phạm Đức Long nhắc đến vấn đề khai thác dữ liệu. Theo đó, để khai thác dữ liệu hiệu quả, cần hình thành văn hóa số, bảo vệ các giá trị đạo đức, bảo đảm an toàn an ninh mạng trong quá trình khai thác, sử dụng dữ liệu.
Bộ TT&TT mong muốn 65.000 doanh nghiệp công nghệ số sẽ đồng hành cùng 1 triệu doanh nghiệp Việt Nam để hình thành 1 triệu doanh nghiệp số. Có như vậy, Việt Nam mới phát triển được một nền kinh tế số và bắt kịp xu hướng của cuộc CMCN lần thứ 4.
Trọng Đạt
Việt Nam nên học kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực khởi nghiệp công nghệ của Ấn Độ và Singapore. Đây là những điểm sáng về đầu tư khởi nghiệp trên thế giới.
" alt=""/>Dữ liệu là tài nguyên để phát triển kinh tế Việt NamBình Định chính thức 'khai tử' dự án L’Amour Resort Quy Nhơn
Sau 4 năm được chấp thuận chủ trương đầu tư, dự án L’Amour Resort Quy Nhơn của Công ty TNHH L’Amour Ghềnh Ráng đã chính thức “khai tử”. (Xem thêm chi tiết)
Thanh tra Chính phủ phát hiện loạt vi phạm về đất đai, sân golf ở Yên Bái
Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ ra nhiều vi phạm trong việc UBND tỉnh Yên Bái giao đất quốc phòng cho Apec Group làm nhà ở thương mại chưa phù hợp, quy hoạch đất sân golf thành đất ở biệt thự chưa phù hợp tại dự án tổ hợp sân golf Ngôi sao Yên Bái… (Xem thêm chi tiết)
Khu đô thị gần 20 năm chưa xong giải phóng mặt bằng, Hà Nội yêu cầu rà soát
Dự án Khu đô thị mới Chi Đông (Mê Linh, Hà Nội) được chấp thuận đầu tư vào năm 2004 đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB), trong tình trạng “xôi đỗ” gây ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của người dân. (Xem thêm chi tiết)
Hud sẽ bàn giao đất bỏ hoang để xây trường tại 'điểm nóng' quận Hoàng Mai
Bộ Xây dựng cho biết, chủ trương cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (Hud) bàn giao các ô đất trường học, công cộng tại quận Hoàng Mai cho Hà Nội không thuộc nội dung về quyền, trách nhiệm của Bộ là cơ quan đại diện chủ sở hữu. (Xem thêm chi tiết)
Bắc Ninh chuyển khu công nghiệp thành đô thị
Theo điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2045, tỉnh sẽ bố trí 12 khu công nghiệp tập trung với tổng diện tích khoảng 4.800ha. Trong đó, bổ sung 150ha khu công nghiệp, chuyển đổi khu công nghiệp Hanaka hiện hữu sang chức năng đô thị. (Xem thêm chi tiết)
Phía sau làn sóng rao bán nhà đất siêu hiếm giá hàng trăm tỷ ở Hà Nội
Nhiều nhà đất hàng trăm tỷ đồng tại Hà Nội được rao bán rầm rộ giữa lúc thị trường bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng. (Xem thêm chi tiết)